Phân loại Gang_xám

Ở Mỹ, hệ thống phân loại phổ biến nhất đối với gang xám là bộ Tiêu chuẩn Quốc tế ASTM A48.[3] Theo tiêu chuẩn này, gang xám được phân loại dựa theo giới hạn bền kéo (tensile strength), đơn vị là ksi hay x103 psi; ví dụ: gang xám số 20 có giới hạn bền kéo là 20 ksi hoặc 20.000 psi (tương đương 140 MPa). Gang xám số 20 có cấu trúc ferrit và nồng độ cacbon tương đương cao. Gang xám có số càng cao, lên đến 40, có cấu trúc pearlit và nồng độ cacbon tương đương thấp hơn. Trên mức 40, gang xám cần đến quá trình gia cường và luyện nhiệt dung dịch rắn để bổ sung cấu trúc. Gang xám loại 80 là loại cao nhất, nhưng có đặc tính rất giòn.[6] Tiêu chuẩn ASTM A247 cũng thường được sử dụng nhằm mô tả cấu trúc graphit trong hợp kim. Các bộ tiêu chuẩn ASTM khác có liên quan đến gang xám bao gồm: ASTM A126, ASTM A278, and ASTM A319.[3]

Trong ngành công nghiệp xe hơi, bộ Tiêu chuẩn SAE Quốc tế[8] J431 được dùng để xác định bậc (grade) thay vì loại (class) như ASTM. Bậc của gang xám được dựa trên tỉ lệ của giới hạn bền kéo và độ cứng Brinell (HB).[3][9] Sự khác nhau về môđun đàn hồi kéo của các bậc gang xám thể hiện tỉ lệ graphit có trong gang, vì cấu trúc hợp kim có các tấm phẳng graphit như những vùng rỗng, tại nên tính chất xốp cho vật liệu.

Bảng so sánh các loại gang xám theo
tiêu chuẩn ASTM A48[10]
LoạiGiới hạn bền kéo
(ksi)
Giới hạn bền nén
(ksi)
Môđun kéo, E
(Mpsi)
20228310
303110914
405714018
6062.5187.521
Bảng so sánh các loại gang xám theo
tiêu chuẩn SAE J431[10]
BậcĐộ cứng Brinell[11]t/h†Mô tả
G1800120–187135Ferrit-pearlit
G2500170–229135Pearlit-ferrit
G3000187–241150Pearlit
G3500207–255165Pearlit
G4000217–269175Pearlit
t/h = Tensile strength/Hardness (Giới hạn bền kéo/ Độ cứng)

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Gang_xám http://tieuchuan.vsqi.gov.vn/tieuchuan/view?sohieu... http://tieuchuan.vsqi.gov.vn/tieuchuan/view?sohieu... http://tieuchuan.vsqi.gov.vn/tieuchuan/view?sohieu... https://books.google.ca/books?id=I7grMQAACAAJ https://books.google.ca/books?id=Oleh_FspMNsC https://books.google.ca/books?id=dKxHCmVULm8C https://books.google.com/books?id=0XQBmsD8aIQC https://books.google.com/books?id=4FX4zvMYidMC https://archive.org/details/introduction-to-gray-c... https://www.sae.org/standards/content/j431_201801